Quan hệ Công chúng
Tài Liệu Giảng Dạy
PR.Tình huống PR 3_Kinh doanh nhờ cảnh quay trong phim
18/07/2017 Tài Liệu Giảng Dạy 0. Bình Luận

Diễn viên Meg Ryan ngồi trong quán Café ở New York, nóng lòng đợi người đàn ông thần bí mà cô đã nói chuyện qua internet . Đó là một cảnh đầy lãng mạng trong bộ phim hài “Bạn có thư” sản xuất năm 1998. Quán Lalo sau đó đã trở thánh nơi dừng chân hầu hết du khách tới New York.

Từ khi mở cửa năm 1988, Café Lalo đã được biết đến những loại bánh. Nhưng sau khi xuất hiện trên phim, quán này đã trở thành điểm đến của du khách từ khắp thế giới, Amy Craig, Giám đốc phát  triển kinh doanh của Café Lalo nói: “Bộ phim đã biến quán chúng tôi thành điểm du lịch hấp dẫn”. Thực tế, xuất hiện trên phim ảnh hay một chương trình truyền hình có thể là một mối lợi cho các doah nghiệp nhỏ như quán ăn, cửa hàng; đem lại nhiều khách hàng mới, những người muốn được ăn, uống hay thậm chí chỉ có mặt ở đúng nơi diễn viên mình yêu thích đã đến.

Chẳng hạn, quán Tom’s Restaurant ở New York, nơi diễn ra bữa tối trong phim “Seinfeld” và quán Katz’s Deli, nơi Meg Ryan diễn một cảnh trong bộ phim “khi Harry gặp Sall”, đã đón rất nhiều khách đến vơí cùng một đích là thăm nơi đã diễn ra bộ phim Kevin Albinder, Giám đốc Katz’s Deli, cho biết một số khách hàng đến quán và diễn lại cảnh quay huyền thoại “Thật là khôi hài”, ông nói.

Chi phí –lợi ích

Để nơi kinh doanh của bạn trở thành địa điểm quay phim có thể gây ra một số bất lợi, mà điều đầu tiên là khả năng phải đóng cửa một thời gian. Café Lalo đã phải đóng cửa 2 tuần khi quay phim. Mất đi thu nhập trong thời gian đóng cửa đã đành, song điều tệ hơn là làm mất lòng các khách hàng thường xuyên. Tuy nhiên phải mất một số khách hàng quen là cái giá mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ sẵn sàng chấp nhận, bởi vì sự xuất hiện trên phim hay chương trình truyền hình đem lại cho nhiều hơn cái mà họ mất do phải đóng cửa kinh doanh một hay hai ngày .Và mặt dù hầu hết các chủ doanh nghiệp được hỏi điều không thể nói cụ thể về mức độ doanh số, song điều chắc chắn là lượng khách tăng rõ rệt .Haim Lalo cho biết du khách khắp thế giới  đặc biệt là châu Âu và Nhật thường ghé thăm quán Café Lalo. Quán này hiện đã xuất hiện trong nhiều ấn phẩm về du lịch và là một điểm đến trong một số tour.

Cơ hội kinh doanh mới

Nhiều doanh nghiệp đã nghĩ đến việc sử dụng cảnh xuất hiện trên phim ảnh hay chương trình tuyền hình để tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Café Lalo bán những tấm hình chụp cảnh phim quay ở quán với giá 5 USD .Chủ quán Mystic Pizza thì đã phát triển công việc kinh doanh khiếm tốn trước đó thành 2 quán ăn lớn và một công ty thức ăn đông lạnh, sau thành công cùa Julia Roberts trong bộ phim Mystic Pizza năm 1998. Tuy nhiên, ông vua trong việc phát triển những cơ hội mới là Thomas Kershaw, chủ công ty Hampshira House Corporation. Công ty này sở hưũ quán Bull &Finch Pub, là nguyên mẫu cùa quán bar trong chương trình “ Cheers”.

Buii & Finch đã hoạt động từ năm 1969. Năm 1982, nhà sản xuất một chương trình mới đã đến Boston tìm kiếm một quán bar lý tưởng. sau khi ghé thăm một vài nơi chưa được như yêu cầu, họ tình cờ thấy tên của Bull &  Finch trong danh mục điện thoại. Họ đã đến xem xét và phần kết của câu chuyện đã trở thành lịch sử. Kershaw, Giám đốc công ty cho biết ông đã cho phép các nhà sản xuất toàn quyền sử dụng toàn bộ tài sản của quán bar với giá 1 USD, sau đó có sửa đổi vài lần trong quá trình quay.Ông cũng không thu một đồng thù lao nào cho việc sử dụng địa điểm.Tuy nhiên, Kershaw đã yêu cầu và nhận được quyền bán các sản phẩm thương hiệu “Cheers”.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Bull& Finch đã thu hút được một lượng khách khổng lồ, theo ước tính của Kershaw là khoảng 750.000 người/ năm, chủ yếu là trong mùa vơí 20.000- 25.000 người / tuần. Ông nói thêm các hiệp hội du lịch địa phương cho biết 50% số khách có yêu cầu riêng điều hỏi về quán “ Cheers”. Thêm vào đó doanh số thu được từ việc bán các sản phẩm dưới thương hiệu “Cheers” đóng vai trò rất quan trọng  trong việc kinh doanh của Công ty Hampshira House Corpration.

Chủ động “ lên phim “

Mặc dù không có một chủ doanh nghiệp nào trong số được hỏi chủ động mời các nhà sản xuất sử dụng tài sản của họ để quay phim, nhưng nếu không muốn chờ đợi nhà sản xuất tình cờ tìm thấy thì có thể đi nước cờ đầu tiên bằng cách đăng ký tên với một đơn vị quàn lý địa điểm.Andrew Blatz, chủ của Location Management Inc. đóng tại New York cho biết, ông thường nhận được những yêu cầu như vâỵ từ các chủ tài sản. Sau khi nhận được yêu cầu, Blatz sẽ đến xem xét thực địa, nếu thấy có tìm năng, ông sẽ chụp ảnh để các nhà sản xuất xem. Sau đó, nếu Blatz khớp được yêu cầu của một nhà sản xuất với một địa điểm nào đó, ông thường  tiến hành đàm phán về rất nhiều mặt. Ông thu nhận những yêu cầu cụ thể về thời gian, không gian, ánh sáng,…và bất cứ một yêu cầu đậc biệt nào khác rồi thông báo cho chủ tài sản .Ông   cũng đàm phán về những chi phí nhà sản xuất cho chủ địa điểm và gộp cả phí trả cho. Location Management Inc, có nghĩa là chủ tài sản không phải chi trả gì cả. Blatz cho rằng không có một nguyên tắc nào để làm cho một địa điểm trở nên hấp dẫn đối với nhà sản xuất. Mỗi bộ phim hay một chương trình hình có những đòi hỏi khác nhau.Vì vậy biết đâu một ngày nào đó, nơi kinh doanh của bạn lại chẳng xuất hiện trên một bộ phim của Hollywood, có thể lắm chứ !

Lan Anh ( theo CNN,1/7)

VNexpress (2/ 7/ 2001)

Câu Hỏi

Xuất hiện trên phim có ưu và nhược điểm gì? Ở Việt Nam có trường hợp nào giống như thế chưa. Có gì rủi ro trong cách quảng bá này không?

 

Bình luận của bạn cho bài viết này

You must be logged in to post a comment.

«  BÀI TRƯỚC DOWNLOAD BÀI KẾ   »